Header Ads

test

Viêm phổi là gì? Bệnh có nguy hiểm và chữa khỏi được không

Viêm phổi là bệnh nguy hiểm, hàng năm có đến hàng triệu người bị tử vong do bệnh. Chính vì thế cần biết được viêm phổi là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng viêm phổi là gì? Bệnh có chữa được không? Hay phác đồ điều trị và cách phòng ngừa bệnh như thế nào? Tất cả những vấn đề này sẽ được giải đáp ngay sau đây. Cùng tìm hiểu nhé!

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi tiếng anh là pneumonia. Đây là bệnh cảnh lâm sàng xảy ra khi tổ chức phổi gồm có phế nang, tiểu phế quản tận cùng hoặc tổ chức liên kết kẽ bị tổn thương, viêm nhiễm.

Viêm phổi ảnh hưởng lớn đến các phế nang, gây viêm nhiễm do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hoặc hóa chất độc hại gây ra. Khi bị viêm phổi, người bệnh thường có các biểu hiện khó thở, sốt và cảm.

Hàng năm, theo số liệu thống kê, có khoảng 450 triệu người trên thế giới bị viêm phổi và trong số đó có khoảng 4 triệu người tử vong.

Viêm phổi

Triệu chứng viêm phổi

Khi bị viêm phổi, người bệnh thường có các triệu chứng nhận biết sau đây:

  • Sốt hoặc sốt cao. Người bệnh bị sốt cao, rét run trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn
  • Đau ngực, nhức đầu
  • Ho khan hoặc ho có đờm nhầy mủ, một số trường hợp có thể có đờm màu gỉ sét (do phế cầu khuẩn gây bệnh) hoặc mùi hôi tanh, có lẫn máu (do vi khuẩn kỵ khí gây ra)
  • Đau họng, đau cơ khớp
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài

Khi khám phổi và quan sát hình ảnh X-quang có các triệu chứng, dấu hiệu sau:

  • Nghe thấy tiếng ran nổ ở vùng phổi bị tổn thương
  • Có rì rào phế nang giảm nhưng lại tăng rung thanh và có gõ đục
  • Hình ảnh X-quang lồng ngực có đám mờ

Viêm phổi nặng là như thế nào?

Viêm phổi nặng xảy ra khi bệnh tiến triển nặng, phức tạp có các dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm, cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức để được xử lý kịp thời nếu không có thể cướp đi tính mạng của người bệnh. Các triệu chứng viêm phổi nặng gồm có:

  • Khó thở, sốt cao trên 39 độ C
  • Người rét run, ớn lạnh, đau ngực
  • Ho có đờm, đờm màu gỉ sắt hoặc có lẫn máu
  • Thở nhanh, nông, hụt hơi và gắng sức

Ở trẻ nhỏ, khi bệnh tiến triển thành viêm phổi nặng có thể nhận biết qua các triệu chứng như:

  • Bị rút lõm lồng ngực
  • Trẻ thở gắng sức
  • Dưới 2 tháng tuổi: Ngủ li bì, sốt cao, ớn lạnh, bú kém hoặc bỏ bú, co giật, tím tái đầu ngón tay, ngón chân, tím tái môi, thậm chí toàn thân, thở khò khè
  • Từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi: Co giật, ngủ li bì, chán ăn, khó uống, có tiếng rít khi thở

Nếu có bất cứ triệu chứng dấu hiệu viêm phổi nặng thì cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức, nếu không người bệnh có thể bị tử vong.

Viêm phổi nặng

Nguyên nhân viêm phổi

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phổi, nhưng có 5 nguyên nhân chính sau:

  • Do vi khuẩn: Các loại vi khuẩn gây viêm phổi điển hình là Mycoplasma Pneumoniae, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn nhóm B, vi khuẩn phế cầu, liên cầu pyogenes, Pneumococcus, Chlamydia Pneumoniae…
  • Virus hay còn gọi là siêu vi trùng, tiêu biểu là virus corona
  • Nhiễm nấm fungus hoặc ký sinh trùng parasites
  • Tiếp xúc và hít phải không khí ô nhiễm, có nhiều hóa chất độc hại
  • Biến chứng của các bệnh lý như viêm phế quản, ho gà, viêm xoang, viêm họng, bệnh sởi…

Thông thường, bệnh nhân bị viêm phổi do virus rất dễ bị viêm phổi do vi khuẩn.

Đối tượng có nguy cơ cao bị viêm phổi

Ngoài những nguyên nhân gây viêm phổi trên, một số người trong nhóm dưới đây có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với người khác:

  • Hút thuốc lá thường xuyên, trong thời gian dài
  • Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi
  • Sống ở trong bệnh viện
  • Đang mắc một số bệnh lý như giãn phế quản, viêm phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…
  • Mới bị nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm…
  • Gần đây bị chấn thương hoặc mới thực hiện phẫu thuật
  • Bị nhiễm vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm B, bị mắc bệnh tim mạch, xơ gan, đái tháo đường, bại não
  • Bị suy giảm hệ miễn dịch do HIV, rối loạn tự miễn hoặc đang sử dụng một số loại thuốc như lợi tiểu, hạ huyết áp…
  • Bị suy giảm ý thức, mắc bệnh về thần kinh như Parkinson
  • Người bị xơ nang ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đến phổi
  • Đột quỵ

Viêm phổi có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia hô hấp, viêm phổi là bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong ở người bệnh. Số liệu thống kê cho biết, hàng năm có khoảng 4 triệu người tử vong do căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu như phát hiện được bệnh sớm ở giai đoạn viêm phổi cấp, có biện pháp điều trị thích hợp thì bệnh sẽ khỏi hoàn toàn, không để lại bất cứ di chứng sau điều trị nào. Trường hợp, bệnh tiến triển nặng mới phát hiện, điều trị sai cách thì việc điều trị khó khăn hơn và rất dễ xảy ra các biến chứng viêm phổi nguy hiểm, thậm chí tử vong ở người bệnh.

Biến chứng viêm phổi

Bệnh viêm phổi có thể gây ra những biến chứng sau:

  • Nhiễm trùng huyết: Biến chứng này cực kì nguy hiểm, điều trị khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, có thể gây tử vong.
  • Gây tràn khí, tràn mủ màng phổi khiến người bệnh kháng thuốc, khó thở và tăng bạch cầu.
  • Biến chứng áp xe phổi, ung thư phổi, ung thư phổi không phải tế bào nhỏ
  • Bị bệnh xơ nang
  • Bị suy hô hấp cấp gây viêm phổi mãn tính, áp xe phổi (abscess) làm suy giảm hệ miễn dịch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
  • Gây trụy tim, tràn dịch màng tim, bóng tim to
  • Biến chứng viêm màng não gây rối loạn thần kinh, tổn thương não vĩnh viễn. Người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao.
  • Suy thận là biến chứng ít gặp của viêm phổi nặng. Nguy cơ xảy ra biến chứng này cao hơn nếu như phổi đang có thêm một số vấn đề khác.
  • Các biến chứng khác: Viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm phúc mạc và tử vong.

Viêm phổi là bệnh nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng nguy hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh vì thế cần phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác để có phác đồ điều trị thích hợp.

Chẩn đoán bệnh viêm phổi

Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm phổi, các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng, khám, nghe phổi và thực hiện một số xét nghiệm khác.

Các xét nghiệm chẩn đoán viêm phổi thường được bác sĩ yêu cầu thực  hiện như:

  • Chụp X-quang ngực: Đây là xét nghiệm chẩn đoán phổ biến nhưng không xác định được loại vi khuẩn nào gây bệnh.
  • Xét nghiệm máu (xét nghiệm công thức máu – huyết đồ): Kiểm tra, phát hiện xem vi khuẩn gây bệnh đã nhiễm vào máu chưa.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Cho hình ảnh chi tiết hơn, xác định xem viêm phổi đã gây biến chứng tràn dịch màng phổi hay áp xe phổi hay chưa.
  • Xét nghiệm đờm: Xác định loại vi khuẩn, mầm mống gây bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp.
  • Nuôi cấy dịch màng phổi: Kiểm tra loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Đo oxy xung (pulse oximetry): Mục đích ước tính lượng oxy có trong máu, do viêm phổi có thể hạn chế lượng oxy vào máu.
  • Nội soi phế quản: Xác định chính xác nguyên nhân gây viêm phổi.

    Việc chẩn đoán viêm phổi giúp xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh để từ đó có biện pháp, phác đồ trị viêm phổi đúng đem lại hiệu quả tốt nhất.

    Hình ảnh X-quang viêm phổi

    Bệnh viêm phổi có chữa được không? Tự khỏi không?

    Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia hô hấp đã chứng minh bệnh viêm phổi có chữa được khỏi hoàn toàn nếu như áp dụng đúng biện pháp chữa trị.

    Nhiều người cũng thắc mắc viêm phổi có tự khỏi không? Thực tế, bệnh viêm phổi không thể tự khỏi mà phải có cách chữa đúng và kịp thời. Trong một số trường hợp bệnh rất nhẹ mới không cần điều trị và tự khỏi.

    Điều trị bệnh viêm phổi

    Để điều trị đạt hiệu quả, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện để các bác sĩ khám và chẩn đoán chính xác mức độ nghiêm trọng của bệnh.

    Viêm phổi uống thuốc gì?

    Các loại thuốc tân dược được sử dụng trong điều trị bệnh viêm phổi bao gồm:

    • Thuốc kháng sinh: Penicillin, ampicilin, sunphamit
    • Thuốc giảm đau hạ sốt: Aspirin, acetaminophen
    • Các loại thuốc hen cũng có thể được yêu cầu sử dụng nếu như có triệu chứng

    Ngoài ra, bệnh nhân viêm phổi cũng cần uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo…

    Phác đồ điều trị viêm phổi của Bộ Y tế

    Phác đồ điều trị bệnh viêm phổi Bộ Y tế dưới đây có nội dung sơ lược, cơ bản nhất. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh và sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ điều chỉnh sao cho có phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

    Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng viêm phổi sốt, ho khan hoặc ho có đờm (đờm trắng, vàng, xanh, gỉ sét, lẫn máu), khó thở, đau tức ngực, thở nhanh, gấp. Đau tức ngực tăng nặng hơn khi ho. Hoặc bị sốt cao trên 39 độ C đột ngột, ho khan.

    Phác đồ điều trị viêm phổi của Bộ Y tế có những bước sau:

    • Chẩn đoán sơ bộ, tiến hành chụp X-quang, các xét nghiệm khác
    • Thăm hỏi, điều tra tiền sử bệnh
    • Dựa vào kết quả hình ảnh chụp X-quang, tiền sử bệnh, độ tuổi, tình trạng sức khỏe của người bệnh xác định điều trị nội hay ngoại trú
    • Dựa vào mức độ bệnh, bác sĩ kê đơn thuốc điều trị. Có thể tham khảo đơn thuốc sau (thay đổi theo thể trạng người bệnh, tiền sử bệnh, dị ứng với thành phần thuốc):
      • Trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi – dưới 5 tuổi: Các loại thuốc sử dụng trong phác đồ điều trị viêm phổi của Bộ Y tế gồm có: Amoxicillin và amox-clavu (liều cao 80-90mg/kg) liều lượng 5 ngày. Hoặc sử dụng các loại thuốc thay thế nếu như trẻ không đáp ứng điều trị hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Các loại thuốc thay thế gồm có bactrim, cefuroxim (30mg/kg), azithromycin, cefaclor, clarithromycin.
      • Trẻ trên 5 tuổi: Loại thuốc được kê đơn gồm có amox hoặc amox kết hợp cùng với thuốc a.clavulanic và azithromycin (10mg/kg), liều lượng trong 5 ngày. Nếu trẻ bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của loại thuốc trên hoặc không đáp ứng thuốc thì các loại thuốc được dùng thay thế như clarithromycin, cefuroxim và cotrimoxazol.
      • Người lớn < 50 tuổi: Thuốc được kê đơn là amoxicillin đường uống. Hoặc thay thế bằng clarithromycin uống hoặc azithromycin uống nếu như không có hiệu quả hoặc người bệnh bị dị ứng với bất của thành phần nào của amoxicillin.
      • Người lớn từ 50 tuổi trở lên: Thuốc được sử dụng là amoxicillin đường uống.

    Đối với trẻ trên 5 tuổi và người lớn dưới 50 tuổi có thể sử dụng thuốc đường uống hoặc có thể là tiêm tĩnh mạch. Nếu viêm phổi nặng, bác sĩ có thể đổi các loại thuốc sau:

      • Dùng kết hợp thuốc ceftriaxone/cefotaxim và moxifloxacin/levofloxacin.
      • Sử dụng các loại thuốc chứa carbapenem như meropenem, imipenem hoặc thuốc piperacillin/tazobactam hay có thể kết hợp cefepime và ciprofloxacin/levofloxacin (liều lượng 750mg/ngày).

    Sau khi thay đổi thuốc, cần phải theo dõi 72 giờ nếu người bệnh có phản ứng dị ứng với thuốc thì cần phải thay đổi loại thuốc ngay lập tức. Liều lượng của thuốc đường uống và đường tiêm tương đương nhau.

    Phác đồ điều trị viêm phổi của Bộ Y tế

    • Theo dõi và xuất viện

    Đây là bước cuối cùng trong phác đồ điều trị viêm phổi của Bộ Y tế. Người bệnh cần được theo dõi trong 7 ngày liên tiếp nếu như bệnh thuyên giảm sẽ được xuất viện và điều trị ngoại trú theo chỉ định của bác sĩ. Nếu triệu chứng viêm phổi không thuyên giảm, tình trạng nặng hơn thì cần phải theo dõi liên tục trong 14 – 21 ngày mới có quyết định xuất viện.

    Phòng ngừa viêm phổi

    Bệnh viêm phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Chính vì thế, việc phòng ngừa bệnh là hết sức cần thiết. Sau đây là một số cách phòng ngừa viêm phổi đơn giản, hiệu quả:

    • Xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày cân bằng và đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe cho cơ thể
    • Vệ các nhân sạch sẽ như rửa tay bằng nước rửa tay, xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày…
    • Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài giúp tránh hít phải bụi bẩn, khói xe, không khí ô nhiễm…
    • Giữ phòng ốc, nhà cửa luôn sạch sẽ để vi khuẩn, nấm mốc không có điều kiện sinh sôi, phát triển
    • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá hoặc tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc lá, khói bụi
    • Tiêm vắc xin phế cầu phòng ngừa viêm phổi, tiêm vắc xin phòng cúm, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi.

    Không có nhận xét nào