Header Ads

test

Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp phổ biến ở người cao tuổi, người lao động nặng nhọc, thừa cân, ít vận động. Để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn cần sớm nắm rõ bệnh thoát vị đĩa đệm là gì, triệu chứng và nguyên nhân chính xác để từ đó sẽ có cách chữa trị tốt nhất.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khối nhân nhầy (phần nhân nằm ở sâu trung tâm đĩa đệm) bị thoát ra bên ngoài vỏ bọc bao xơ của nó theo một hoặc nhiều vết nứt rách ở vòng sợi. Từ đó phần nhân này có thể gây chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống.

Thoát vị đĩa đệm là gì

4 SỰ THẬT NGƯỜI BỊ BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CẦN BIẾT
Sự thật 1: Bệnh thoát vị đĩa đệm làm bệnh nhân đi lại vô cùng khó khăn và có nguy cơ dẫn đến tàn tật cao nếu như không chữa trị đúng cách.

Sự thật 2: Thoát vị đĩa đệm là tác nhân chính làm giảm trầm trọng “chuyện ấy” và gây ra tiểu tiện không tự chủ.
Sự thật 3: 49% số người mổ thoát vị đĩa đệm bị tái phát lại sau 6 tháng và 35% số người bệnh bị tái phát lại sau 1 năm.
Sự thật 4: Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể trở thành gánh nặng gia đình nếu như họ đang là trụ cột và công việc của họ cần phải lao động nặng.

Ở một số nơi, tình trạng vỡ đĩa đệm, trượt đĩa đệm cũng được gọi là thoát vị đĩa đệm.

Về giải phẫu bệnh học, có sự rách bao xơ bên ngoài đĩa đệm do chịu tác động xấu hoặc do thoái hóa đĩa đệm. Bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra khi một trong những đĩa đệm nằm giữa các đốt sống của cột sống bị thoát ra ngoài.

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm

Hình ảnh mô phỏng đĩa đệm các giai đoạn phát triển của bệnh

Tình trạng đĩa đệm bị thoát vị có thể xảy ra ở một hoặc nhiều đĩa đệm trong cột sống tại một thời điểm. Hai dạng điển hình nhất của bệnh là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ.

Đĩa đệm là bộ phận ở giữa những đốt sống, nó có vai trò giúp các đốt xương khi hoạt động sẽ không bị cọ sát vào nhau. Đĩa đệm chia làm 2 phần: Nhân bên trong và vỏ bao xơ bọc nhân nhầy.

  • Nhân nhầy giúp đĩa đệm co giãn dẻo và êm hơn
  • Vỏ bao xơ bình thường rất dẻo dai

Rất nhiều người bị thoát vị đĩa đệm ở nước ta thường phát hiện bệnh quá muộn và điều trị không đúng cách có thể khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Nếu nặng có thể dẫn đến mất khả năng vận động.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Những dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm

  • Cơn đau ở thắt lưng tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông, chân
  • Xuất hiện những cơn đau vùng cổ, đau lan xuống gáy sang hai vai, cánh tay
  • Đau rễ thần kinh, đau cột sống
  • Những cơn đau xuất hiện nhiều lần, mỗi lần kéo dài 1-2 tuần
  • Đau âm ỉ, đôi khi dữ dội, tăng mạnh khi hắt hơi, cúi người
  • Cảm giác như kiến bò, kim châm, tê cóng ở đĩa đệm thoát vị
  • Suy giảm khả năng vận động

Triệu chứng thường gặp ở bệnh thoát vị đĩa đệm

Những triệu chứng thoát vị đĩa đệm đối với từng vị trí sẽ có những dấu hiệu đặc trưng khác nhau như sau:

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

  • Cơn đau quanh vùng gáy, vai
  • Tê đau, mất cảm giác ở bắp tay, cổ tay, bàn tay
  • Giảm lực cơ tay
  • Đau từ cổ lan lên đầu gây cảm giác choáng váng
  • Tê, đau, nhức, tăng giảm tùy theo cử động cổ tay
  • Vận động vùng cổ bị hạn chế, khó khăn khi xoay ngang cổ, cúi xuống, ngửa lên

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  • Đau thần kinh đùi bì, đau dây thần kinh tọa, đau thắt lưng
  • Không cúi người được, khả năng ưỡn thắt lưng giảm, những cử động khác vùng cột sống lưng bị hạn chế
  • Liệt ở bàn chân, mông trong một số trường hợp nặng
  • Rối loạn cảm giác tê đau
  • Đau ở vùng cột sống lưng chạy theo hình vòng cung lan ra trước ngực, khoang liên sườn
  • Đau dây thần kinh liên sườn, đau nhiều khi đại tiện, ho, nằm nghiêng

Biểu hiện thoát vị đĩa đệm theo từng giai đoạn

Giai đoạn đầu

  • Rối loạn cảm giác mức độ nhẹ
  • Lực cơ tay, cơ chân giảm sút
  • Khó vận động, thể hiện rõ khi bê vác một vật gì đó.
  • Giảm nhạy cảm

Giai đoạn bệnh phát triển

  • Đau dữ dội khi nằm, đứng, ngồi quá lâu
  • Rối loạn cương dương ở nam giới
  • Đau giảm khi nghỉ ngơi, tăng khi vận động mạnh
  • Cảm giác bỏng rát, tê nhức
  • Đau lan xuống chân hoặc cánh tay, bắp chân, đùi, mông

Giai đoạn bệnh nặng

  • Tê bì tay chân
  • Rối loạn tiểu tiện, đại tiện khi nhân nhầy ép vào dây thần kinh
  • Bắp tay, bắp chân bị teo
  • Chán ăn, cơ thể mệt mỏi, sụt cân

Tuy nhiên những triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở từng người sẽ khác nhau và phụ thuộc vào cơ địa và nguyên nhân gây bệnh. Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ thì bạn hãy nên đến cơ sở y tế uy tín để khám và chẩn đoán bệnh sớm.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Tác nhân bên ngoài

  • Ngoại lực tác động, tai nạn gây ra chấn thương đĩa đệm
  • Các tư thế vận động không đúng cách (nằm, ngồi, đi, đứng)
  • Một lực mạnh từ bên ngoài tác động trực tiếp vào cột sống đĩa đệm
  • Hút thuốc làm giảm oxy cung cấp tới các đốt sống, xương, các mô
  • Ngồi lâu, lười vận động
  • Tập thể dục, chơi thể thao quá sức
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, ăn nhiều chất dầu mỡ, thiếu canxi
  • Thừa cân, béo phì
  • Do tuổi tác
  • Nghề nghiệp: Những người lao động chân tay, sai tư thế, mang vác nặng

Tác nhân bên trong

  • Biến chứng của các bệnh lý khác như: Đau thần kinh tọa, viêm khớp, thoái hóa cột sống, gai cột sống
  • Quá trình lão hóa tự nhiên khiến đĩa đệm yếu đi
  • Bệnh lý bẩm sinh ở vùng cột sống như: Cong vẹo cột sống, hẹp ống sống, gai đôi s1,…
  • Cấu trúc cột sống yếu di truyền

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh có liên quan đến đĩa đệm.

Phần đĩa đệm ở cột sống thắt lưng không giống với các đĩa đệm ở vùng khác. Đặc thù của các đĩa đệm ở vùng này là cần thích nghi với những mức độ cơ học cường độ lớn. Ở vị trí này, đĩa đệm liên tục phải chịu những áp lực cao mà đây lại là vị trí bị chăm sóc khó khăn nhất vì máu cung cấp cho nó chủ yếu là do thẩm thấu. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa tổ chức, loạn dưỡng.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Bởi vì bệnh có liên quan nhiều đến nghề nghiệp lao động nặng, thường xuyên mang vác nặng hoặc hoạt động sai tư thế, tác động lực khi làm việc không đối xứng hai bên.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng dưới là khi đĩa đệm nằm giữa các đốt sống thắt lưng L1 L2 L3 L4 L5 S1 bị thoát vị.

Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống theo thứ tự từ trên xuống là L1 đến L5. Đốt sống S1 thuộc vùng xương cùng cụt.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng xảy ra khi vòng sợi bị rách hoặc đứt, làm cho nhân nhầy thoát khỏi vị trí mặc định của nó trong trung tâm đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng xảy ra nhiều nhất ở vị trí đĩa đệm nằm giữa đốt sống L4 L5 và L5 S1. Bản chất của 2 đĩa đệm này là phần bản lề trọng yếu của cột sống.

Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất là người già, người trưởng thành lao động nặng. Trên 60% số bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng từ độ tuổi từ 20-49.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 – L5

Đốt sống L4 L5 nằm ở vị trí thấp nhất của cột sống thắt lưng, nó giúp nâng đỡ cho phần trên cơ thể, cho phép bạn có thể vận động đa hướng.

Đốt sống L4 L5 là đoạn bản lề của cột sống lưng, nơi chịu sức ép mạnh của trọng lực cơ thể cũng như cột sống.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và vị trí đốt sống lưng l4 l5 là phổ biến nhất. Dạng bệnh phổ biến mà nhiều người mắc là thể trung tâm, lệch trái phải 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 7mm, 8mm.

Thoát vị đĩa đệm l4 l5 s1

Phân loại thoát vị đĩa đệm L4 L5:

  • Lệch phải 3mm gây chèn ép rễ thần kinh l4 bên phải, hẹp lỗ tiếp hợp
  • Lồi đĩa đệm trung tâm tầng l4 l5 chèn ép khoang dưới nhện hoặc không chèn ép rễ dây thần kinh ở hai bên

Thoát vị đĩa đệm L5 – S1

Phân loại thoát vị đĩa đệm L5 – S1:

  • Thoát vị đĩa đệm thể cạnh trung tâm lệch trái tầng l5 s1 gây chèn ép chèn ép rễ thần kinh s1 trong ống sống, ống sống hẹp ngang mức đường kính sau 10,5mm
  • Chèn ép rễ thần kinh hai bên l5, s1 gây hẹp ống sống
  • Gây hẹp ống sống, hẹp lỗ liên hợp, chèn ép rễ thần kinh s1 bên phải
  • Thoát vị đĩa đệm l5 s1 thể trung tâm lệch phải 4mm gây chèn ép rễ dây thần kinh s1, hẹp lỗ tiếp hợp

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Chẩn đoán

Để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm l4 l5 s1 chính xác, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp chẩn đoán khác nhau, cụ thể là:

Bài kiểm tra vận động

Bác sĩ sẽ kiểm tra:

  • Phản xạ
  • Sức mạnh cơ bắp
  • Khả năng vận động
  • Khả năng cảm nhận chạm nhẹ hoặc rung

Chẩn đoán hình ảnh

  • X-quang
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Myelogram
  • Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) ở vị trí cột sống thắt lưng
  • Chụp bao rễ của các dây thần kinh

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Để quá trình chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm tốt nhất, bác sĩ sẽ hỏi bạn những triệu chứng của bệnh và tiến hành thực hiện các xét nghiệm như:

Thực hiện bài kiểm tra vận động

Bác sĩ của bạn cũng có thể thực hiện một kỳ thi thần kinh, để kiểm tra:

  • Phản xạ.
  • Sức mạnh cơ bắp.
  • Khả năng đi bộ.
  • Khả năng cảm nhận chạm nhẹ, ghim hoặc rung.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm bằng hình ảnh

Sau khi thực hiện xong bài kiểm tra vận động, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp X quang, CT, MRI để có chẩn đoán chính xác hơn:

  • X-quang.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan).
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI).
  • Myelogram.

Điều trị thoát vị đĩa đệm

Chữa thoát vị đĩa đệm là vấn đề  được nhiều người quan tâm vì đây là căn bệnh xương khớp nguy hiểm rất phổ biến hiện nay. Việc phát hiện bệnh sớm và thực hiện các phương án điều trị đóng vai trò then chốt trong việc hồi phục của bệnh nhân. Bệnh thoát vị đĩa đệm khi được chữa trị sớm ở giai đoạn bệnh khởi phát sẽ có tỉ lệ thành công cao. Ngược lại nếu để tình trạng bệnh diễn ra kéo dài đến giai đoạn mãn tính thì việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn và gần như không có cách nào chữa khỏi triệt để. Cùng tìm hiểu những cách chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay trong bài viết sau.

Khi nào cần chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Người bệnh thoát vị đĩa đệm xuất hiện các triệu chứng sau sẽ cần tiến hành các phương pháp điều trị càng sớm càng tốt:

  • Chức năng ở bàng quang, ruột bị ảnh hưởng: Biểu hiện là rối loạn tiêu hóa, đại tiểu tiện mất kiểm soát, bí tiểu, són tiểu, hội chứng chùm đuôi ngựa.
  • Đau đớn tại vùng lưng, cổ bị thoát vị: Sau đó các cơn đau có thể lan rộng ra vùng chân hoặc cánh tay kèm theo các biểu hiện như yếu cơ, đau nhức, tê bì.
  • Khi các triệu chứng yếu cơ, tê bì, đau nhức bình thường xảy ra với mức độ nhẹ tự nhiên nặng hơn bất thường ảnh hưởng lớn đến các hoạt động thường ngày.
  • Mất cảm giác tiến triển: Đây là hội chứng mất cảm giác yên ngựa tác động đến một số vị trí như xung quanh trực tràng, đằng sau chân, phía trong bắp đùi.

Chữa thoát vị đĩa đệm

Đa số các trường hợp bệnh nhân điều trị sẽ không cần phải phẫu thuật. Các phương án sử dụng thuốc, kết hợp với việc luyện tập hợp lý và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ thì các triệu chứng bệnh sẽ giảm sau vài tuần.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc

Một số trường hợp bệnh nhân không đỡ sẽ được khuyến nghị áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng và hạn chế tác động đến các bộ phận khác. Sau đây là một số phương pháp chữa trị không dùng thuốc thường được bác sĩ áp dụng với các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

  • Tập Yoga: kèm theo thiền, tập thở cùng một số vận động thể chất khác sẽ giúp giảm đau lưng và cải thiện chức năng của cột sống khi bị thoát vị đĩa đệm.
  • Xoa bóp, Massage: đây là cách giảm đau rất hiệu quả cho các bệnh nhân, đặc biệt khi bị triệu chứng đau thắt lưng.
  • Châm cứu: giúp giảm đau cổ và đau lưng hiệu quả.
  • Kéo nắn xương khớp (chiropractic): áp dụng biện pháp này sẽ mang đến những tác dụng đáng kể trong việc giảm các cơn đau thắt lưng. Tuy nhiên ở một số trường hợp người bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có thể bị biến chứng đột quỵ.
  • Kéo giãn cột sống: Trong vài tuần đầu, tình trạng xơ hóa chưa xảy ra với các bệnh nhân thoát vị thì áp dụng phương pháp này sẽ giúp vùng bị lồi ra ở đĩa đệm trở lại trạng thái bình thường. Việc sử dụng các dụng cụ để kéo giãn cột sống thường được thực hiện với các bệnh nhân thoát vị hoặc lồi đĩa đệm.
  • Mặc áo nẹp cột sống: giúp hạn chế tác động của ngoại lực tới vùng cột sống bị thoát vị, từ đó giảm nhanh các áp lực tác động tới đĩa đệm.
  • Trị liệu thần kinh cột sống: đây là phương pháp điều trị có nguồn gốc từ châu Âu giúp cải thiện các cơn đau, tăng chất lượng cuộc sống sau khi điều trị. Bác sĩ dùng tay tác động một lực vào đĩa đệm để nắn lại cấu trúc của nó trở lại trạng thái tự nhiên, cân bằng. Việc này sẽ giúp điều chỉnh sự sai lệch của đĩa đệm, tự động phục hồi một số bệnh liên quan ở cơ quan khác mà không cần thuốc.
  • Vật lý trị liệu phục hồi chức năng: biện pháp này giúp phục hồi các mô bị tổn thương bằng các thiết bị máy móc như máy chiếu sóng xung kích, chiếu laser, máy giảm áp, máy vận động trị liệu, máy kéo giãn áp cột sống.

Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật

Những trường hợp sẽ được các bác sĩ chỉ định mổ đĩa đệm là:

  • Thoát vị di trú, bệnh gây ra tình trạng rách bao xơ
  • Dây thần kinh cấp tính bị chèn ép
  • Chữa trị theo nội khoa không phát huy hiệu quả sau khoảng 2 tháng điều trị
  • Một số trường hợp cần mổ ngay để cấp cứu
  • Thoát vị đĩa đệm gây đau đớn dữ dội đã áp dụng các loại thuốc nhưng không giảm
  • Bị hội chứng đuôi ngựa, bệnh gây liệt: chèn ép vào rễ thần kinh gây giảm trương lực cơ. Liệt mềm hai chi dưới đột ngột kèm rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn ở tầng sinh môn do khối thoát vị lớn lọt vào ống sống.

Chữa thoát vị đĩa đệm

Các biện pháp phẫu thuật phổ biến:

  • Mổ thoát vị đĩa đệm nội soi: các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ nhân nhầy bị thoát vị ra khỏi cột sống.
  • Mổ qua ống banh hoặc mổ hở: biện pháp này có thể cần tới sự hỗ trợ của kính hiển vi. Phương pháp này giúp giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép bằng cách loại bỏ nhân nhầy đã bị thoát vị.

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật cho phù hợp. Bởi vì mỗi biện pháp mổ sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Đây là phương pháp chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm đem lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và chi phí điều trị còn tương đối cao nên bạn hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định mổ đĩa đệm.

Không có nhận xét nào